TÌM HIỂU MÃ KÝ HIỆU CÁC LOẠI XE CONTAINER MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Nếu chúng ta chú ý thì có thể hay bắt gặp các loại mã ký hiệu trên các loại xe Container. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc các loại mã ký hiệu Container ấy là gì chưa? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về các loại mã này nhé!

Mã ký hiệu trên các loại xe Container ấy thật sự là gì?

Do đặc thù của các loại Container là được vận chuyển trên toàn cầu, được sử dụng để giao dịch vận chuyển quốc tế, nên cần những ký hiệu đặc biệt để thuận tiện khi giao dịch. Các ký hiệu trên Container là các ký tự để phân biệt các loại Container khác nhau. Bao gồm các phần mã ký hiệu trên các loại xe Container:

  • Hệ thống nhận biết (Identification System)

Hệ thống nhận biết bao gồm 4 yếu tố:

Mã chủ sở hữu (Owner Code) bao gồm 3 chữ cái viết hoa được đăng ký với Cơ quan đăng kiểm quốc tế.

Ký hiệu loại thiết bị: Theo 3 chữ cái U, J, Z tương ứng với các loại thiết bị:

  • U: Container chở hàng.
  • J: Thiết bị tháo rời Container chở hàng
  • Z: Dâu kéo hoặc Mooc

Số Serial: Là số Container, bao gồm 6 chữ số, nếu số Serial không đủ chữ số thì các số 0 sẽ được thêm vào đằng trước cho đủ. Ví dụ: số Container là 1234, thì có thể thêm số 0 vào đằng trước thành 001234.

Chữ số kiểm tra: Là một chữ số, thường đứng đằng sau số Serial, chức năng là để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đằng trước.

  • Mã kích thước và mã kiểu (Size and Type Codes)

Mã kích thước: Gồm 2 ký tự là chữ cái hoặc chữ số. Ký tự 1 thể hiện cho chiều dài Container. Còn ký tự thứ 2 thể hiện chi chiều cao của Container đó.

Mã kiểu: Gồm 2 ký tự. Ký tự 1 thể hiện cho kiểu Container, còn ký tự thứ 2 thì thể hiện cho đặc tính liên quan của loại Container.

  • Dấu hiệu khai thác (Operational Markings)

Về dấu hiệu bắt buộc: Tải trọng Container, cảnh báo nguy hiểm điện, Container cao.

Về dấu hiệu không  bắt buộc: Khối lượng hữu ích lớn nhất (Max net mass), mã quốc gia (Country Code).

Mã ký hiệu các loại xe Container:

Chúng ta sẽ thường thấy các các số Serial Container như: 26G1, 49R1, 32T6,…

Trong đó chữ cái của chúng được phân biệt thành các nhóm sau: G, T, R, L,…

  • G: Container loại thường.
  • R: Container lạnh.
  • U: Container mở lắp
  • T: Container bồn

Về chữ số đằng sau ký hiệu nếu là 0 thì Container có thể mở được 1 hoặc 2 đầu, nếu là số 1 thì sẽ có cửa thông gió phía trên.

Hai số đầu tiên sẽ thể hiện cho chiều dài Container, ví dụ: 2 trong 20 feet, 4 là 40 feet.

Ví dụ: YULU 200458 – 22G1 : Đọc là cont YUL 200458. Con thường 20 Feet có cửa thông gió ở trên.

Các loại mã ký hiệu khác trên Container:

  • Biển chứng nhận an toàn CSC
  • Biển Chấp nhận của hải quan
  • Thông tin về xử lý gỗ (ván sàn)
  • Nhãn hàng nguy hiểm (nếu có)
  • Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
  • Logo hãng đăng kiểm
  • Test plate (của đăng kiểm), dấu hiệu xếp chồng (stacking height)
  • Tên hãng (Maersk, MSC…), logo, slogan (nếu có)
  • Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…)
  • Ghi chú vật liệu chế tạo vách container (corten steel), hướng dẫn sửa chữa .

Ký hiệu trên Container để khai báo hải quan.

  • MAX. GROSS: Tổng trọng lượng tối đa cho phép của container, tính cả khi đã đóng hàng. Được thể hiện bằng 2 đơn vị là Kg và LB
  • TARE: Trọng lượng tịnh của phần vỏ container.
  • NET (Hoặc PAYLOAD hoặc MAX.C.W): Trọng lượng hàng tối đa của vào container.
  • CU.CAP (CUBIC CAPACITY): Số khối trong cont, được tính bằng m khối và feet khối
Contact Me on Zalo